Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy


Cuộc sống ngày càng hiện đại, kéo theo nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao. Đặc biệt là trong vấn đề xây dựng và thiết kế nhà ở sinh hoạt kết hợp với kinh doanh.

Nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn các mẫu thiết kế nhà phố có thang máy, để có cuộc sống thoải mái hoặc có thể cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tiện nghi và chất lượng hơn.

Tiêu chuẩn trong thiết kế nhà phố có thang máy

Kiến trúc

Nếu bạn đang có bất kỳ những ý định nào về việc sẽ thiết kế nhà phố có thang máy cho chính mình thì nên lưu ý những chia sẻ sau đây

Đầu tiên bạn nên trao đổi chi tiết với kiến trúc sư thiết kế nhà để họ có những phương án cụ thể để phù hợp với căn nhà của bạn.

Họ sẽ đưa ra những giải pháp để cho căn nhà của bạn được sắp xếp khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn. Và tất nhiên, việc này sẽ giúp thi công thang máy được đảm bảo chất lượng và an toàn hơn cho thang máy và cho chính gia đình của bạn.

Thứ hai chính là lắp đặt theo bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư của bạn làm ra. Đây là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm được sự thông thoáng hay tản nhiệt của thiết bị và chịu được tải trọng cao.

Để cho an toàn nhất bạn nên để những kỹ thuật viên lành nghề, giàu kinh nghiệm trong việc thi công thang máy trong nhà của bạn.

Và cuối cùng đó là tiêu chuẩn an toàn theo quy định xây dựng gồm có:

  • Tiêu chuẩn TCVN 5744:1993 – Đây chính là yêu cầu tiêu chuẩn trong an toàn và sử dụng thang máy.
  • Tiêu chuẩn TCVN 5866:1995 – Còn đây chính là tiêu chuẩn về cơ cấu an toàn cơ khí của thang máy.
  • Tiêu chuẩn TCVN 6904:2001 – Còn đây là tiêu chuẩn của thang máy điện về phương pháp thử các yêu cầu của an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy.
  • Tiêu chuẩn TCVN 6905:2001 – Đây chính là tiêu chuẩn phương pháp các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt của thang máy thủy lực.
Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Tiêu chuẩn TCVN – Đảm bảo an toàn cho các mẫu thiết kế nhà phố có thang máy.

Kết cấu

Kết cấu tiêu chuẩn của việc thiết kế nhà phố có thang máy gồm hai phần đó là kết cấu phần điện và kết cấu phần cơ khí.

Kết cấu của hệ thống thang máy nhà phố phần điện sẽ có những bộ phận sau như hố thang máy, hệ thống cứu hộ tự động và trên phòng máy. Hố thang máy hay còn gọi là hố PIT là phần hố nằm dưới cùng của giếng thang máy và sẽ được thiết kế ở vị trí âm so với độ cao tự nhiên của mặt đất.

Bên cạnh đó là hệ thống cứu hộ tự động hay còn gọi là ARD bao gồm hệ thống bo mạch và bộ nguồn ắc quy lưu điện dự phòng để đề phòng các trường hợp như mất điện thì thang máy sẽ về tầng gần nhất và mở cửa.

Cuối cùng chính là phòng máy, đây là nơi tiếp nhận tín hiệu do người dùng tác động, phòng máy này sẽ có hai điều khiển là điều khiển tín hiệu và điều khiển tốc độ.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Tiêu chuẩn kết cấu của mẫu thiết kế nhà phố có thang máy.

Còn kết cấu của phần cơ khí sẽ có rất nhiều bộ phận ví dụ như rail dẫn hướng, số lượng rail tăng lên thì kích thước cabin cũng sẽ lớn.

Ngoài ra, sẽ còn có đối trọng được tính toán dựa trên cabin và tải trọng của thang máy. Tiếp đến là hệ thống cabin, cáp tải, hệ thống giảm chấn hay cửa tầng và hệ thống thang máy gia đình chuyển động.

Yêu cầu về giấy phép xây dựng

Chắc chắn rằng những thiết kế nhà phố có thang máy phải được cấp phép xây dựng thì mới được thi công. Vì thang máy là một thiết bị điện, khi đưa vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con người.

Để đảm bảo độ an toàn của chính gia đình bạn, thì bạn nên kiểm tra giấy phép của đơn vị lắp thang máy thì mới đưa vào thi công và hoạt động.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Giấy phép xây dựng của mẫu thiết kế nhà phố có thang máy.

Bên cạnh về việc cấp phép xây dựng, bạn nên bảo trì, bảo dưỡng thang máy đúng quy định và quy trình được đưa ra. Đây là việc vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng thang máy luôn được vận hành an toàn, bền bỉ và ổn định.

Kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy

Chọn vị trí thang máy phù hợp

Và không thể không nói đến đó là việc thiết kế nhà phố có thang máy rất quan trọng trong việc sắp xếp vị trí ở đâu. Vị trí này phải thuận tiện cho quá trình di chuyển của gia đinh, bên cạnh đó còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng thang máy trong nhà.

Nếu nhà của bạn là nhà ống hay nhà phố có bề ngang hẹp nhưng bề dài lại tương đối lớn thì nên thiết kế nhà phố có thang máy bên cạnh cầu thang bộ. Điểm đến của thang máy và thang bộ sẽ nằm giữa hai phòng ở mỗi tầng, tạo nên sự cân đối khiến không gian thoáng đãng và sáng sủa hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Bố trí hợp lý thang máy với diện tích ngôi nhà.

Còn nếu như nhà bạn có không gian rộng thoáng thì nên lựa chọn lắp đặt thang máy đối diện cầu thang bộ để mang đến sự thoải mái, tiện lợi cho người dùng.

Còn nếu nhà bạn có diện tích nhỏ thì bạn nên thiết kế nhà phố có thang máy ở giữa cầu thang bộ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích rất nhiều, bên cạnh đó cũng sẽ tiết kiệm chi phí làm tay vịn cầu thang.

>>> Xem ngay những mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp nhất 2023

Chọn thang máy có tải trọng phù hợp với kiến trúc nhà

Điều quan trọng khi bạn thiết kế nhà phố có thang máy chính là tải trọng phải phù hợp với kiến trúc nhà. Bởi vì điều này không chỉ đem đến sự an toàn cho gia đình bạn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho căn nhà của bạn.

Bạn nên nắm rõ diện tích, kích thước và tải trọng của nhà sẽ phù hợp với thang máy nào. Hiện nay bốn loại thang máy lần lượt cho 2 người, 3 người, 5 người và 6 người.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Chọn tải trọng thang máy phù hợp với ngôi nhà.

Trọng tải thấp nhất là 160kg với kích thước hố thang là 1300mm x 1100mm, và trọng tải cao nhất cho 6 người là 450kg với kích thước hố thang là 1650mm x 1550mm.

Nhưng hiện nay kích thước tải trọng phổ biến mà mọi nhà đều sử dụng đó là 350kg dành cho gia đình có 5 người với kích thước hố thang là 1500mm x 1500mm.

Đảm bảo không gian được thiết kế khoa học

Điều không thể bỏ qua chính là mặc dù nhà của bạn đã được thiết kế nhà phố có thang máy thì bạn vẫn phải xây dựng và thiết kế thang bộ nhằm đề phòng các trường hợp xảy ra đột ngột.

Chính vì thế, khi thi công lắp đặt thang máy, bạn nên trao đổi kỹ với kỹ sư để đảm bảo tính khoa học, độ an toàn và thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Không gian của nhà bạn sẽ được sắp xếp khoa học.

Những lưu ý an toàn trong việc sử dụng thang máy trong nhà

Khi sử dụng mẫu thiết kế nhà phố có thang máy, không nên sử dụng quá tải trọng cho phép của mẫu thiết kế để có thể đảm bao sự an toàn cho người dùng và tránh hư hỏng về sau.

Khi bạn đang có ý định cải tạo thang máy thì không được tự ý thay đổi trong cabin khi chưa có thông qua công ty bảo trì. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống tải trọng của thang máy.

Điều quan trọng hơn hết đó chính là hạn chế hết mức có thể về việc để nước chảy vào các cửa tầng hay hố thang. Việc này sẽ gây ra sự cố chập điện hay hỏng thang máy.

Mẫu thiết kế nhà phố có thang máy đẹp

Các mẫu thiết kế nhà phố có thang máy đẹp sẽ được mô tả chi tiết sau đây:

Đầu tiên là mẫu thiết kế nhà phố có thang máy là 5 mét. Dự án thiết kế nhà phố mặt tiền 5m sẽ thiết kế thang máy là 5 x 25 có tải trọng là 350kg sẽ có không gian là 7 tầng dùng để kinh doanh kết hợp với sinh hoạt và sinh sống tại đây.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Mẫu thiết kế nhà phố có thang máy 5×25.

Tiếp theo là mẫu thiết kế nhà phố có thang máy là 4 mét. Mảnh đất mặt tiền 4m này sẽ thiết kế là 4 x 13 với tải trọng là 250kg.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nhà phố có thang máy
Mẫu thiết kế nhà phố có thang máy 4×13.

Và trên đây là toàn bộ những chia sẻ về thiết kế nhà phố có thang máy mà Butterfly Decoration muốn đem đến cho các bạn. Liên hệ ngay với Butterfly Decoration để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ qua Zalo